Home Kiến thức CÔNG CHỨNG Bạn có thể tự dịch và công chứng giấy tờ, hồ sơ, tài liệu không?

Bạn có thể tự dịch và công chứng giấy tờ, hồ sơ, tài liệu không?

Khi có khả năng ngôn ngữ, thông thạo nói và viết, nhiều người muốn tự dịch giấy tờ và tự thực hiện thủ tục công chứng tư pháp. Vậy có quy định nào về việc tự dịch và công chứng giấy tờ khi ra nước ngoài không?

có thể tự dịch và công chứng giấy tờ, hồ sơ, tài liệu không

Luật công chứng năm 2014 có quy định:

“Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.”

Điều 21 thông tư 06/2015/TT-BTP về hướng dẫn thi hành Luật Công chứng thì quy định rõ: người phiên dịch (cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng) phải đăng ký chữ ký mẫu, được Sở Tư Pháp ra thông báo bằng văn bản là công tác viên phiên dịch cho tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở.
Khoản 2, điều 31 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định:

Đối với người không phải là cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp mà tự dịch giấy tờ, văn bản phục vụ mục đích cá nhân và có yêu cầu chứng thực chữ ký trên bản dịch thì phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

– Bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch. Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định tại Khoản này thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch; trừ trường hợp dịch những ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học nhưng thông thạo ngôn ngữ cần dịch;

– Bản dịch đính kèm giấy tờ, văn bản cần dịch.

Người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 24 của Nghị định này.

Như vậy theo nghị định 23/2015/NĐ-CP thì các bạn có thể tự dịch và công chứng giấy tờ nếu có đủ khả năng về mặt ngôn ngữ và tuân thủ quy định thủ tục chứng thực chữ ký người dịch theo quy định. Trong trường hợp, các bạn cần bản dịch công chứng nhanh, chính xác thì nên đến tổ chức hành nghề công chứng – văn phòng dịch thuật công chứng – công ty dịch thuật công chứng – trung tâm dịch thuật công chứng có uy tín.

Điều 32 nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định Giấy tờ, văn bản không được dịch để chứng thực chữ ký người dịch, gồm:

1. Giấy tờ, văn bản đã bị tẩy xóa, sửa chữa; thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

2. Giấy tờ, văn bản bị hư hỏng, cũ nát không xác định được nội dung.

3. Giấy tờ, văn bản đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được dịch.

4. Giấy tờ, văn bản có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

5. Giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.

Tại Bình Thạnh, TPHCM, CÔNG TY DỊCH THUẬT PHÚ NGỌC VIỆT (PNVT) là văn phòng dịch thuật công chứng đã được thành lập từ năm 2008. Chúng tôi có đủ điều kiện và yêu cầu được Sở Tư Pháp thẩm định khả năng chuyên môn, và dĩ nhiên các chữ ký của biên dịch viên đều được lưu tại Phòng tư pháp nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.