Home Biên dịch Dịch tiếng Đức Chứng thực dấu Công Ty lên bản dịch

Chứng thực dấu Công Ty lên bản dịch

Theo quy định về công chứng, chứng thực thì việc Chứng thực dấu Công Ty lên bản dịch là có giá trị pháp lý đối với những tài liệu, văn bản đúng theo quy định của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 về công chứng, chứng thực, tức bản gốc phải hợp lệ có chữ ký và con dấu theo quy định. Và cũng theo quy định trên, việc chứng thực dấu công ty lên bản dịch sẽ không hiệu lực trong trường hợp văn bản nguồn (source documents) không có chữ ký của người chịu trách nhiệm, là những email giao dịch, hay những hợp đồng thảo thuộc những loại này.

chung thuc dau cong ty
CHỨNG THỰC DẤU CỦA CÔNG TY DỊCH THUẬT PHÚ NGỌC VIỆT – MẪU CHỨNG THỰC

Các trường hợp áp dụng Chứng thực dấu của Công Ty

– Trường hợp giấy tờ gốc đi từ nước ngoài về, chứng thực dấu công ty lên bản dịch là cứu cánh kịp thời. Bản gốc sau đó sẽ được bổ sung sau, chứ không phải là không có bản gốc, các bạn nhớ rõ.

– Những chứng từ giao dịch email, hợp đồng, văn bản nói chung…chưa có bản gốc kịp thời. Tuy nhiên phải xuất trình bản gốc khi cơ quan thẩm quyền yêu cầu.

– Những hợp đồng giao dịch qua email và nội dung hợp đồng ghi rõ là chấp nhận chữ ký điện tử thì đều có  thể chứng thực bản dịch, thậm chí công chứng bản dịch. Chẳng hạn, hợp đồng ngoại thương ghi rõ chữ ký điện tử (electronic signature) có hiệu lực pháp lý.

– Những hồ sơ không thể công chứng như giấy khám bệnh chỉ có chữ ký của bác sĩ điều trị mà không có dấu của trung tâm y tế, hay bệnh viện…và những loại giấy tờ tương tự. Đây là những văn bản gốc thật sự, nhưng do phòng khám, hay bệnh viện không nhớ đóng dấu do vậy Phòng tư pháp không chịu đóng dấu xác nhận vì cơ quan chịu trách nhiệm không xác nhận vào.

Chứng thực dấu công ty được chấp nhận bởi các Cơ quan dưới đây

Trong thực tế, những công ty nhà nước thường không chấp nhận dấu chứng thực của Công ty và họ thích dùng bản dịch công chứng hơn, tuy nhiên một số cơ quan sau vẫn chấp nhận Chứng thực bản dịch dấu của Công ty:

Sở kế hoạch và đầu tư TPHCM: thường là chứng thực tên công ty bằng tiếng Anh.

– Các công ty và tổ chức tại nước ngoài, không đặt ở Việt Nam. Theo cách nghĩ chúng tôi, họ không phân biệt được dấu công chứng và chứng thực dấu công ty.

– Các trường đại học, cao đẳng nước ngoài….

– Các công ty, cơ quan đấu thầu: hồ sơ thường rơi vào Giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng, chứng nhận số lượng, chứng nhận hun trùng kiểm dịch thực vật…vì nếu đợi bản gốc từ nước ngoài sẽ mất nhiều thời gian.

– Các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài: Họ không phân biệt lắm về tính pháp lý giữa bản dịch công chứng và bản dịch chứng thực dấu Công ty, trừ trường hợp bị yêu cầu từ cơ quan chức năng.

Nếu cần thêm thông tin về Chứng thực dấu của Công Ty lên bản dịch, hãy gọi ngay chúng tôi để tư vấn tốt nhất cho bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.