Thì tương lai trong quá khứ tiếng Anh (future in the past) nói cho dễ hiểu là i) những suy đoán, những hứa hẹn, những kế hoạch đã được một người ghi nhận trong quá khứ, sau đó người này nói lại cho một người khác biết, và đến thời điểm nói này, người “tường thuật” hay có thể nói là “bà tám” không biết chắc những suy đoán, những hứa hẹn hay kế hoạch đó có được thực hiện hay không, có thể nói “thì tương lai trong quá khứ” giống như là “võ đoán” vậy thôi – đây là trường hợp có thể xảy ra; ii) và một trường hợp khác của thì tương lai trong quá khứ là “nói sạo”, hay “tiếc nuối” những gì đã xảy ra mà thực tế thì ngược lại, gọi là trái với quá khứ – không thể xảy ra trong quá khứ; iii) Và, trong cấu trúc của hầu hết các thì tương lai trong quá khứ phải có would (would là quá khứ của will). Chúng ta cùng tìm hiểu thêm.
Quy tắc lùi thì từ tương lai về quá khứ
Thì tương lai (có thể xảy ra) | Lùi thì |
---|---|
Will + bare-inf | Would + bare-inf |
Am/is/are going to + bare-inf | Was/were going to + bare-inf |
Am/is/are + V_ing | Was/were + V_ing |
Is to + bare-inf | Was to + bare-inf |
Mở rộng thì tương lai (không thể xảy ra) | Lùi thì |
Would + bare-inf | Would + have + V3 |
Would + be + V_ing | Would + have + been + V_ing |
Would + have + V3 | Would + have + V3 |
Would + have + been + V_ing | Would + have + been + V_ing |
Cấu trúc của thì tương lai trong quá khứ
Có 4 cấu trúc cho thì tương lai trong quá khứ:
1a/ S + would + bare-inf: những tiên đoán, hứa hẹn, tự nguyện làm gì. (Cách dùng khác: chỉ thói quen (thay cho used to + bare-inf) hoặc dùng ở điều kiện 2 (sự việc trái với hiện tại hoặc tương lai))
1b/ S + was/were going to + bare-inf (kế hoạch)
1c/ S + was/were + to-infinitive
Loại 1 này nêu sự việc, hành động có thể xảy ra trong quá khứ.
2/ S + would + be + V_ing: giống điều kiện 2, tuy nhiên diễn ra trong một thời gian nhất định
Hai loại còn lại dưới đây nêu sự việc, hành động đã xảy ra rồi nhưng “mơ ước” hay “tiếc nuối” hay ngầm hiểu là “giải thích” nêu những lý do không thực hiện hoặc có thực hiện.
3/ S + would + have + V3 : giống điều kiện 3, thể hiện sự nuối tiếc, “bào chữa” cho “nói sạo”
4/ S + would + have + been + V_ing: giống điều kiện 3, nhưng nhấn mạnh tính liên tục, thể hiện sự tiếc nuối, bào chữa
Cách dùng và ví dụ về thì tương lai trong quá khứ
Loại 1a: thói quen, tự nguyện, hứa hẹn, suy đoán
– Chỉ thói quen trong quá khứ mà hiện tại không còn nữa, thay cho “used to + bare-inf”
Ví dụ: I used to stop at my friend’s class after school, then we would go home together.
– Tự nguyện, sẵn lòng làm việc gì cho ai đó
Ví dụ: I knew Alice would prepare meal for me.
– Nói lên sự hứa hẹn phải làm gì cho ai
Ví dụ: He promised he would buy coffee for me.
– Sự suy đoán (prediction)
Ví dụ: I knew she would help his mother with cooking.
Loại 1b: Nói lên kế hoạch, dự định (vì hiện tại của cấu trúc là am/is/are + going to + bare-inf)
Ví dụ: Robert said Anna was going to bring her brother with her, but she came alone.
I knew we would not go to their wedding.
Loại 1c: – To be + to infinitive = be going to + to infinitive, tức nói kế hoạch sẽ được thực hiện trong tương lai
Ví dụ: I knew George was to visit Canada = I knew George was going to visit Canada.
Alice told me the leaders were to meet in Ho Chi Minh City.
* Thể chủ động và bị động của thì tương lai trong quá khứ
Ví dụ: – I knew she would finish the work by 5 pm (chủ động)
==> bị động: I knew the work would be finished by 5pm.
Ngọc thought Bão was going to make a delicious lunch (chủ động)
==> bị động: Ngoc thought a delicious lunch was going to be made by Bão.
Loại 2: giống trường hợp 1a ở trên, tuy nhiên, phải có một khoảng thời gian nhất định để sự việc xảy ra
Ví dụ: At 9am yesterday, Alice said she would be washing dishes.
Giải thích: ngày hôm qua lúc 9h sáng, Alice nói cô ấy sẽ rửa chén dĩa và việc rửa này diễn ra sau khi cô ấy nói, tuy nhiên đến thời điểm này không biết cô ấy có rửa thật sự hay không, vì vậy gọi là thì tương lai trong quá khứ là vậy, trường hợp này không chắc xảy ra trong tương lai, có thể hoặc không thể xảy ra.
Điểm khác nhau giữa would + bare-inf (động từ gốc bỏ “to”) và would + be + V_ing
Ví dụ: a) Bão said he would come to your party.
và b) Bão said he would be coming to your party.
Câu a) ý nói Bão sẽ đến dự tiệc vào thời gian nào đó, không nói là mất bao lâu
trong khi câu b) Bão sẽ dành một khoảng thời gian nhất định (tương đối dài hơn), như trường hợp nhà xa phải mất vài ngày đi đường chẳng hạn.
Loại 3: Diễn tả sự việc, hành động không có thật ở quá khứ, để nuối tiếc, bào chữa hay “nói sạo” (tiếng Việt gọi là sạo quá), giống điều kiện 3 (tuy nhiên, không có mệnh đề if)
Ví dụ: a) She would have bought a car but she didn’t have enough money.
Tạm dịch: Cô ấy chắc chiếc xe hơi nhưng cô ấy không có đủ tiền. Nhầm hiểu cô gấy thực tế không có mua xe, có thể là muốn nổ.
Nếu dùng điều kiện 3: If she had had enough money, she would have bought a car (but she didn’t have enough money, so she didn’t buy a car).
* Nói lên sự chọn lựa làm hay không làm gì đó mặc dù mình có khả năng làm, nhưng lại không làm hoặc không chọn làm mặc dù có khả năng làm, tiếng Việt giống như “nổ”
Ví dụ: b) David would have gone to the wedding but he was really busy.
Ngầm hiểu, David muốn dự tiệc cưới nhưng anh ta không muốn đi vì bận quá. Nếu viết theo điều kiện 3 thì là : If David hadn’t been so busy, he would have gone to the wedding.
c) Ngọc would have called you but she didn’t know your number.
Nên hiểu, Ngọc muốn gọi cho bạn, nhưng Ngọc vì không có số nên không gọi được, có thể hiểu là “nói sạo” ở chỗ này, giống như tiếng Việt nói thân mật với bạn thân: tao định gọi cho mày rồi nhưng tao mất số hay gì đó …….
Nếu dùng điều kiện 3, viết lại câu trên như sau: Ngọc would have called you if she had known your number.
Loại 4: Giống loại 3 trên, tuy nhiên, nhấn mạnh tính liên tục, tức cần một khoảng thời gian nhất định cho hành động đó
Ví dụ: Alice would have been working in Ho Chi Minh City but she had a job in Hanoi.
Nghĩa là Alice chắc làm việc (một thời gian, nhấn mạnh tính liên tục) tại Tp.HCM tuy nhiên vì cô ấy có việc làm ở Hà Nội nên không thể.
Nếu viết theo điều kiện 3, thì có thể viết như sau:
If Alice hadn’t had a job in Hanoi, she would have been working in Ho Chi Minh City.
Như vậy, chúng ta đã nắm tổng quan về thì tương lai trong quá khứ (future in the past) gồm 4 loại, mỗi loại đều có ý nghĩa riêng và chú ý, loại 1 & 2 có thể xảy ra, còn loại 3 & 4 thì không thể xảy ra. Bài viết “thì tương lai trong quá khứ” có thể có những thiếu sót, mong nhận được đóng góp phần Bình luận bên dưới hoặc email phungocviet03@gmail.com.