Hiện nay, Mỹ vẫn là nước đến của nhiều người Việt. Việc đọc hiểu các thuật ngữ di trú Mỹ là vô cùng cần thiết, nếu không hiểu rõ sẽ xảy ra những đáng tiếc, chẳng hạn, ngày chấp thuận là gì (approved date), ngày ưu tiên là gì (priority date), ngày đáo hạn là gì (cut-off date)…Trong bài vài này chúng ta sẽ làm rõ những thuật ngữ này.
Các Thuật Ngữ Di Trú Mỹ của USCIS.GOV cần biết
– Approved date: Ngày chấp thuận
– Case number: Số hồ sơ
– Cut-off date: Ngày đáo hạn
– CSPA – Child Status Protection Act, đạo luật bảo vệ con trẻ (trong hồ sơ di trú)
– Priority date: Ngày ưu tiên
– Receipt number: Số biên nhận
– USCIS: Sở Di Trú và Nhập Quốc Tịch Mỹ
– NVC: Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia
Approved date – Ngày chấp thuận
Ngày USCIS chấp thuận hồ sơ bảo lãnh.
Sau đó hồ sơ sẽ được chuyển qua NVC, đồng thời USCIS sẽ gửi một thư thông báo (I-797) về việc hồ sơ được chấp thuận cho người bảo lãnh.
Priority date – Ngày ưu tiên
Được tính là ngày nộp hồ sơ bảo lãnh tại USCIS. NVC sẽ căn cứ vào ngày ưu tiên này để giải quyết các hồ sơ đang chờ tại đây theo đúng trình tự hồ sơ có ngày ưu tiên trước sẽ giải quyết trước. Ngày ưu tiên của hồ sơ bảo lãnh có thể tìm thấy trên mẫu I-797, thư thông báo của USCIS gửi cho người bảo lãnh.
Khi hồ sơ vừa được chuyển qua NVC cũng có ghi ngày ưu tiên. Trong hầu hết trường hợp, chúng ta có thể lấy ngày received date trên thông báo (I-797) làm ngày ưu tiên.
Thông Hành Tạm Thời (Advance Parole)
Đây là một loại giấy thông hành cho phép quý vị được rời khỏi và tái nhập cảnh Hoa Kỳ. Những người đến Mỹ với chiếu khán K1, những người xin lánh cư, những người được tha có cam kết, và một số người đang xin chuyển diện trong khi ở Hoa Kỳ nếu muốn tạm thời rời khỏi Hoa Kỳ cần xin giấy thông hành tạm này.
Với giấy thông hành này, quý vị có thể tạm thời du hành sang một quốc gia khác và tái nhập cảnh Hoa Kỳ mà không cần phải xin giấy thông hành khác. Đơn xin phải được chấp thuận trước khi quý vị rời khỏi Hoa Kỳ. Muốn có giấy này quý vị phải nộp đơn I-131, Đơn Xin Giấy Thông Hành.
Cut-off date – Ngày đáo hạn
Trước hết chúng ta thấy là ngày cut-off date luôn luôn là một trong bốn ngày: ngày 1, 8, 15 hoặc 22 trong tháng. Việc phân nhóm này nhằm tạo thuận lợi cho công việc của NVC khi công bố lịch visa.
Dựa vào bốn ngày trên, những hồ sơ sau khi đã hoàn tất sẽ được các nhân viên bộ phận Visa Ofice – V.O tại NVC sắp xếp thành 4 nhóm:
i) Nhóm 1: Những hồ sơ có ngày ưu tiên từ ngày 1 đến ngày 7.
ii) Nhóm 2: Những hồ sơ có ngày ưu tiên từ ngày 8 đến ngày 14.
iii) Nhóm 3: Những hồ sơ có ngày ưu tiên từ ngày 15 đến ngày 21.
iv) Nhóm 4: Những hồ sơ có ngày ưu tiên từ ngày 22 đến ngày cuối tháng
Chúng ta biết là chỉ khi ngày cut-off date vượt qua ngày ưu tiên của hồ sơ thì hồ sơ đó mới được xem là đáo hạn.
Ví Dụ: Một hồ sơ có ngày ưu tiên 08/11/xx, nếu ngày cut-off date đang tải trên lịch Visa bulletin là ngày 08/11/xx thì có nghĩa là hồ sơ đó chưa được đáo hạn và chưa thể nhận thư phỏng vấn.
Có thể xem cut-off date là mốc thời gian để xét xem hồ sơ nào có thể được đáo hạn.
Lưu ý: Những hồ sơ có ngày ưu tiên bằng với ngày cut-off date cũng không được xem là đã đáo hạn.
Chuyển Diện (Adjust Status)
Để chuyển từ diện phi di dân sang một diện di trú khác, hoặc để chuyển diện từ phi di dân sang diện cư dân thường trú, hoặc chuyển từ diện Thẻ Xanh Có Điều Kiện sang diện Thẻ Xanh Thường Trú.
CSPA (Child Status Protection Act): Luật Bảo Vệ Tuổi Con Trẻ
Đây là đạo luật cho phép con em trên 21 tuổi, còn độc thân vẫn được phép đi cùng Cha Mẹ đến định cư tại Hoa Kỳ.
Những người con trên 21 tuổi có thể tháp tùng cha mẹ sang Hoa Kỳ. Thời gian đơn bảo lãnh chờ để được cứu xét tại Sở di trú sẽ được trừ vào số tuổi của người con. Xin ghi nhớ rằng Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center, viết tắt là NVC) không làm công việc tính tuổi CSPA. Phải thông báo cho Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn để họ quyết định về đạo luật CSPA và cho phép người con có thể cùng tham dự phỏng vấn với cha mẹ.
Chiếu Khán Phi Di Dân (Chiếu Khán Tạm Thời)
Dành cho những người đi du lịch (chiếu khán B2) hoặc đi vì công việc (chiếu khán B1), nhưng không được phép làm việc hay xin du học trong khi ở Hoa Kỳ.
Receipt number: Số biên nhận hồ sơ
Số biên nhận hay số hồ sơ ở Sở Nhập tịch và Di trú bắt đầu bằng 3 chữ:
- EAC: Vermont Service Center.
- LIN: Nebraska Service Center.
- SRC: Texas Service Center.
- WAC: California Service Center.
- MSC: Missouri Service Center
Case number: Số hồ sơ
Sau khi hồ sơ được chấp thuận tại USCIS, I-129F hay I-130 sẽ được chuyển qua NVC. Tại đây hồ sơ sẽ được cấp thêm một mã số mới đó là case number. Tùy theo quốc gia giải quyết visa của đương đơn, U.S. Embassies and Consulates Processing Immigrant Visas, mà case number sẽ có các ký tự khác nhau.
Ví dụ: Case number sẽ bắt đầu bằng:
- HCM cho Việt Nam.
- BNK cho Thailand.
Tiếp theo là 10 con số. Những con số này chính là ngày tháng năm mà hồ sơ được nhập vào hệ thống computer của NVC để cấp case number.
USCIS (United States Citizenship and Immigration Service): Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ
trang web: www.uscis.gov
NVC (National Visa Center): Trung tâm chiếu khán quốc gia, trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Tức Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia. Sau khi Sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh, hồ sơ này sẽ được chuyển đến NVC (thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ). NVC có nhiệm vụ nhận Đơn Bảo Trợ Tài Chánh, những giấy tờ cần thiết khác từ Việt Nam, và thu nhận lệ phí duyệt xét đơn xin chiếu khán (visa). Khi hồ sơ hoàn tất ở NVC, họ sẽ gửi thư thông báo ngày phỏng vấn chiếu khán. Xin nhắc lại, NVC không quyết định về sự hợp lệ của những hồ sơ liên hệ đến Đạo luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA). Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn sẽ quyết định việc này. Đó là lý do tại sao một số người con không có tên trong thư hẹn phỏng vấn.
Đơn Cam Kết Bảo Trợ (Affidavit of Support, Đơn I-864)
Khi muốn đưa một người thân sang Mỹ sinh sống thường trú, quý vị phải chứng minh rằng quý vị có thể hỗ trợ tài chánh cho người thân của quý vị cho đến khi người này trở thành công dân Mỹ hoặc đi làm đủ 40 quarter (tức khoảng 10 năm) tại Hoa Kỳ. Đơn Cam Kết Bảo Trợ không bắt quý vị phải chịu trách nhiệm về những món nợ, án phí hoặc phí tổn y tế của người di dân. Nhưng nếu người di dân xin trợ cấp xã hội, chính phủ có thể yêu cầu quý vị hoàn lại tiền trợ cấp này.
Mặc dù không có lợi tức, người bảo lãnh vẫn phải nộp đơn I-864. Nếu quý vị không hội đủ yêu cầu về lợi tức, quý vị có thể nhờ người trong gia đình hoặc một người khác làm đồng bảo trợ tài chánh.
Một người đồng bảo trợ tài chánh (tức joint sponsor) là một người không sống chung nhà với quý vị. Người này phải làm đơn I-864 và phải có lợi tức trên 125% theo quy định lợi tức căn bản tối thiểu. Quý vị không thể cộng chung lợi tức của mình với lợi tức của người đồng bảo trợ tài chánh.
Lánh Cư (Asylum)
Đây là sự bảo vệ một người không thể trở về quê hương của họ vì sợ bị ngược đãi. Quý vị có thể xin diện lánh cư khi đến một cửa khẩu của Hoa Kỳ, hoặc sau khi đến Hoa Kỳ, bất kể quý vị ở Hoa Kỳ hợp pháp hay bất hợp pháp.
Thường Trú Có Điều Kiện (Conditional Permanent Resident)
Thông thường, những thường trú nhân có điều kiện là người hôn phối của người bảo lãnh công dân Mỹ và họ đã kết hôn dưới 2 năm trước khi đến Hoa Kỳ. Cư dân có điều kiện có cùng quyền lợi và trách nhiệm giống như thường trú nhân, nhưng phải nộp đơn xin hủy bỏ tình trạng “có điều kiện” bằng cách nộp đơn I-751. Không nộp đơn I-751 đúng thời hạn có thể bị mất đi quy chế thường trú. Xem thêm dịch vụ làm giấy phép lao động
Chiếu Khán Hôn Phu Hôn Thê (Fiancée K-1)
Chỉ có công dân Hoa Kỳ mới có thể nộp đơn bảo lãnh diện hôn phu hôn thê. Người bảo lãnh và đương đơn phải chứng minh gặp nhau trong vòng hai năm trước nộp đơn với Sở di trú Hoa Kỳ và họ phải làm giấy hôn thú trong vòng 90 ngày sau khi đến Hoa Kỳ. Một số người cho rằng nên nộp đơn bảo lãnh diện hôn phu hôn thê hơn là bảo lãnh diện vợ chồng vì thời gian bảo lãnh chờ lâu hơn và thủ tục xin đăng ký kết hôn ở Việt Nam cầu kỳ và phức tạp.
Như vậy Các Thuật Ngữ Di Trú Mỹ của USCIS.GOV quan trọng đã được nêu trong bài viết này. Nguồn: Internet.