Home Kiến thức CÔNG CHỨNG Tự dịch thuật rồi công chứng có được không?

Tự dịch thuật rồi công chứng có được không?

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học – công nghệ, ngành giáo dục ngày một đáp ứng nhu cầu học ngôn ngữ của nhiều người. Năng lực ngôn ngữ của mọi người ngày càng thuần thục như người bản xứ. Vì vậy, khi xử lý thủ tục hành chính để sử dụng ở quốc gia khác, một số người thắc mắc vấn đề là có thể tự dịch thuật rồi công chứng giấy tờ, văn bản hay không?

tự dịch thuật rồi công chứng

Dịch thuật là quá trình chuyển ngữ giấy tờ, văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, nhằm giúp đối tượng tiếp nhận có thể đọc, hiểu thông tin trên giấy tờ văn bản.
Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của giấy tờ bằng văn bản theo quy định của pháp luật trên cơ sở yêu cầu của cá nhân hoặc tổ chức.

Trước đây, Luật công chứng năm 2014 quy định việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện.

Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.
Hướng dẫn thi hành Luật Công chứng (điều 21 thông tư 06/2015/TT-BTP) cũng nêu rõ: người phiên dịch (cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng) phải đăng ký chữ ký mẫu, được Sở Tư Pháp ra thông báo bằng văn bản là công tác viên phiên dịch cho tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở.

Công ty DỊCH THUẬT PHÚ NGỌC VIỆT hiện là công tác viên của Phòng Công chứng Tư pháp. Đội ngũ biên dịch của chúng tôi đều tốt nghiệp từ các trường đại học có uy tín trong và ngoài nước với kinh nghiệm dịch thuật trên 5 năm, có người trên 10 năm, đặc biệt chúng tôi đã đăng ký chữ ký biên dịch tại Phòng tư Pháp và được sự chấp thuận, xác thực của Sở Tư Pháp thành phố.

Tuy nhiên, căn cứ khoản 2, điều 31 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì người không phải là cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp mà tự dịch giấy tờ, văn bản phục vụ mục đích cá nhân và có yêu cầu chứng thực chữ ký trên bản dịch thì phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

– Bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch. Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định tại Khoản này thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch; trừ trường hợp dịch những ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học nhưng thông thạo ngôn ngữ cần dịch;

– Bản dịch đính kèm giấy tờ, văn bản cần dịch.

Người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 24 của Nghị định này.

Như vậy hiện nay, các bạn có thể tự dịch thuật rồi công chứng nếu có đủ khả năng về mặt ngôn ngữ và tuân thủ quy định thủ tục chứng thực chữ ký người dịch theo quy định. Để dịch thuật công chứng nhanh các bạn có thể liên hệ Công ty Dịch thuật Phú Ngọc Việt (PNVT) để được tư vấn và hỗ trợ xử lý nhé. Hiện PNVT có dịch vụ DỊCH THUẬT CÔNG CHỨNG TRONG NGÀY với giấy tờ, văn bản, hồ sơ, tài liệu 11 ngôn ngữ: Tiếng Anh – Pháp – Đức – Ý (Italia) – Trung Quốc – Nga – Hàn Quốc – Nhật Bản – Thái – Campuchia (Khmer) – Tiếng Phạn (Pali/ Sanskrit).

Xem thêm:

Các công ty dịch thuật công chứng uy tín tại TPHCM

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *