Trong những bài đăng trước về Rắc rối trách nhiệm bản dịch công chứng, sau khi luật công chứng 2014 ra đời, hiệu lực ngày 01/01/2015 thì trách nhiệm bản dịch công chứng (còn gọi là dịch thuật công chứng) đã rõ ràng và đã được Quốc Hội thông qua.
> Dịch công chứng TRONG NGÀY > Dịch vụ visa > Gia hạn visa
1/ Công chứng viên là người chịu trách nhiệm bản dịch công chứng: Đối với những phòng công chứng tư thì công chứng viên sẽ chịu trách nhiệm đối với bản dịch do mình chứng thực. Điều này vừa cho thêm quyền của công chứng viên – Công chứng viên có thể công chứng bản dịch, trong khi trước khi không có, nhưng bù lại trách nhiệm của họ cũng tăng thêm. Trong khi đối với Phòng công chứng nhà nước thì nội dung bản dịch Phòng tư pháp này không chịu trách nhiệm.
2/ Công chứng viên của phòng công chứng tư có thể chứng thực sao y bản chính, đây là quyền rộng thêm cho công chứng viên.
3/ Đối với người dịch là cộng tác viên cho các phòng tư pháp nhà nước: phải chịu trách nhiệm lên nội dung bản dịch cho mình thực hiện. Thật vậy trong phần luật quy định: Người dịch phải là người thông thạo ngoại ngữ có bằng cấp từ đại học trở lên và cam đoan dịch chính xác nội dung của bản gốc.
Trong khi Phòng tư pháp chỉ chứng thực chữ kỹ của người dịch mà thôi. Điều này cũng đúng cho các đại sứ quán, lãnh sự quán hay bất kỳ tổ chức chứng thực nào, họ điều xác nhận chữ ký và không chịu trách nhiệm nội dung mà mình chứng thực.
Kết luận: Trách nhiệm bản dịch công chứng đã rõ ràng, không có gì phải bàn cải thêm vì đã được Quốc hội thông qua.