Theo quy định về công chứng, chứng thực thì việc Chứng thực dấu của Công ty dịch thuật lên bản dịch của TẤT CẢ ngôn ngữ là có giá trị pháp lý đối với những tài liệu, văn bản đúng theo quy định của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 về công chứng, chứng thực, cụ thể là người dịch phải thông thạo về ngôn ngữ mình dịch và cam đoan về tính chính xác của bản dịch bằng việc ký xác nhận tên của người dịch.
Trường hợp nào dùng Chứng thực dấu của Công Ty
Những chứng từ giao dịch email, hợp đồng, văn bản nói chung…chưa có bản gốc kịp thời. Tuy nhiên phải xuất trình bản gốc khi cơ quan thẩm quyền yêu cầu.
Trường hợp giấy tờ gốc đi từ nước ngoài về, chứng thực dấu công ty là cứu cánh kịp thời, sau đó có thể bổ sung bản dịch công chứng sau.
Những hồ sơ không thể công chứng như giấy khám bệnh chỉ có chữ ký của bác sĩ điều trị mà không có dấu của trung tâm y tế, hay bệnh viện…và những loại giấy tờ tương tự.
Các cơ quan chấp nhận Chứng thực dấu công ty
Trong thực tế, những công ty nhà nước thường không chấp nhận dấu chứng thực của Công ty và họ thích dùng bản dịch công chứng hơn, tuy nhiên một số cơ quan sau vẫn chấp nhận Chứng thực bản dịch dấu của Công ty:
- Sở kế hoạch và đầu tư TPHCM: thường là chứng thực tên công ty bằng tiếng Anh.
- Các cơ quan xuất nhập cảnh như Phòng xuất nhập cảnh…
- Các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài: Họ không phân biệt lắm về tính pháp lý giữa bản dịch công chứng và bản dịch chứng thực dấu Công ty, trừ trường hợp bị yêu cầu từ cơ quan chức năng.
- Các công ty, cơ quan đấu thầu: hồ sơ thường rơi vào Giấy chứng nhận xuất xứ, tờ khai hải quan, giấy chứng nhận chất lượng…vì nếu đợi bản gốc từ nước ngoài sẽ mất nhiều thời gian.
- Các công ty và tổ chức tại nước ngoài, không đặt ở Việt Nam
- Các trường đại học, cao đẳng nước ngoài…
Nếu dấu công ty không chấp nhận, phải làm sao?
Trường hợp cơ quan tiếp nhận không chấp nhận phần chứng thực của dấu Công Ty Dịch Thuật Phú Ngọc Việt, chúng tôi có thể đưa ra giải pháp khác cho bạn “công chứng bản dịch ở phòng công chứng tư”, theo quy định mới thì bản dịch có chứng thực của phòng công chứng tư cũng có giá trị pháp lý bằng với phòng tư pháp nhà nước.
Giá trị pháp lý của chứng thực công ty dịch thuật so với chứng thực nhà nước thế nào?
Bạn cần cần nhắc trước yêu cầu của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, nếu họ chấp nhận dấu công ty dịch thuật thì không cần phải dùng đến công chứng bản dịch của nhà nước, vì sao? vì như vậy chi phí sẽ đội lên. Việc chứng thực dấu dấu của Công Ty Dịch Thuật Phú Ngọc Việt là miễn phí cho 01 bản đầu tiên và thời gian rất nhanh, thậm chí bạn có thể lấy ngay kết quả khi đã có bản dịch, trong khi công chứng bản dịch của nhà nước thì phải mất ít nhất là là cuối ngày hay 1, 2 ngày. Về tính pháp lý có thể sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp của cơ quan chứng thực như sau:
1. Phòng tư pháp, trực thuộc UBND.
2. Các phòng công chứng từ số 1-6
3. Phòng công chứng tư
4. Công ty dịch thuật
5. Văn phòng luật
Như vậy, nếu tài liệu không đủ điều kiện công chứng hoặc cơ quan tiếp nhận chấp nhận dấu chứng thực của công ty thì chúng ta nên dùng Chứng thực dấu của Công ty dịch thuật lên bản dịch, còn giá trị pháp lý cao nhất là công chứng bản dịch của phòng tư pháp. Nếu bạn còn phân vân không rõ về chứng thực bằng đóng dấu của Công Ty Dịch Thuật Phú Ngọc Việt, hãy gọi ngay chúng tôi để tư vấn tốt nhất