Bản scan có nội dung thông tin giống với bản chính khi được in màu. Vậy bản scan có công chứng được không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Theo Luật Công chứng 2006, 2014 thì công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Và căn cứ điều 53 (Luật Công chứng 2006), điều 63 (Luật Công chứng 2014) thì cơ quan giải quyết thủ tục công chứng với những hồ sơ công chứng đảm bảo:
- Hồ sơ công chứng bao gồm phiếu yêu cầu công chứng, bản chính văn bản công chứng, bản sao các giấy tờ mà người yêu cầu công chứng đã nộp, các giấy tờ xác minh, giám định và giấy tờ liên quan khác.
- Hồ sơ công chứng phải được đánh số theo thứ tự thời gian phù hợp với việc ghi trong sổ công chứng.
Như vậy chỉ có bản chính, bản sao chứng thực từ bản chính, bản sao từ sổ gốc do cơ quan có thẩm quyền cấp, xác nhận thì mới được công chứng.
Việc Scan văn bản khác với việc Photocopy, vì Scan là việc sử dụng thiết bị tích điện kép để thu lấy hình ảnh điện tử của văn bản bằng cách biến cường độ sáng phản xạ từ đó lên thành thông tin dạng số, rồi thành các file để lưu trữ trên máy tính, điện thoại.
Còn việc photochopy là chuyển thông tin trên giấy tờ văn bản cứng sang 1 văn bản trắng thông qua sử dụng máy in có tính năng photocopy.
Còn bản scan là bản Scan không có tính pháp lý, do cá nhân có nhu cầu thực hiện thông qua một chiếc máy scan, máy in có tính năng scan. Bản scan thường dùng với mục đích số hóa tài liệu, văn bản để lưu giữ trong cơ sở dự liệu máy tính.
Xem thêm:
- Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch
- Chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự