Trả lời: KHÔNG
Theo quy định của Điều 6. Nguyên tắc thực hiện công chứng, chứng thực của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 về công chứng, chứng thực thì bản dịch để được công chứng (gọi là dịch công chứng) phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Việc công chứng, chứng thực phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Khi thực hiện công chứng, chứng thực, người thực hiện công chứng, chứng thực phải khách quan, trung thực và phải chịu trách nhiệm về việc công chứng, chứng thực của mình; trong trường hợp biết hoặc phải biết việc công chứng, chứng thực hoặc nội dung công chứng, chứng thực là trái pháp luật, đạo đức xã hội, thì không được thực hiện công chứng, chứng thực.
- Người thực hiện công chứng, chứng thực phải giữ bí mật về nội dung công chứng, chứng thực và những thông tin có liên quan đến việc công chứng, chứng thực, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 62 của Nghị định này.
và theo khoản 4, điều 73 của nghị định này
- Cơ quan, tổ chức khi tiếp nhận giấy tờ mà yêu cầu phải xuất trình bản chính để đối chiếu thì phải có trách nhiệm tự mình đối chiếu bản chụp với bản chính, không được đòi hỏi nộp bản sao có công chứng, chứng thực.
Như vậy, việc công chứng bản dịch đối với tài liệu không phải bản gốc là không thực hiện được ở TPHCM. Tuy nhiên, ở một số quận ở Hà Nội mà báo giới thường đăng tin thì việc dịch công chứng bản dịch vẫn thực hiện được với tài liệu không phải bản chính.
Một phương án khác là bạn có thể sử dụng chứng thực dấu công ty của Công Ty Dịch Thuật Phú Ngọc Việt vẫn có giá trị pháp lý.