Luật Công chứng 2014 (2014 law on notarization) là văn bản được ban hành ngày 20/06/2014. Luật này quy định về công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, việc hành nghề công chứng, thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng.
Khái niệm công chứng theo Luật công chứng 2014
Luật công chứng 2014 quy định tại khoản 1 điều 2 như sau:
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Hãy xem toàn văn Luật Công chứng 2014 tại đây.
Luật công chứng 2014 gồm mấy chương, mấy điều?
Luật công chứng 2014 gồm 11 chương, mấy 81 điều, cụ thể:
Chương 1 – những quy định chung, gồm 7 điều
Chương 2 – công chứng viên, gồm 10 điều
Chương 3 – tổ chức hành nghề công chứng, gồm 16 điều
Chương 4 – hành nghề công chứng, gồm 6 điều
Chương 5 – thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, gồm 22 điều
Chương 6 – cơ sở dữ liệu công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng, gồm 4 điều
Chương 7 – phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác, gồm 3 điều
Chương 8 – quản lý nhà nước về công chứng, gồm 2 điều
Chương 9 – xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp, gồm 6 điều
Chương 10 – điều khoản thi hành, gồm 5 điều
Luật công chứng 2014 có hiệu lực áp dụng khi nào?
Luật công chứng 2014 có hiệu lực áp dụng thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Kể từ ngày này thì Luật công chứng số 82/2006/QH11 hết hiệu lực thi hành.
Luật Công chứng 2014 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2014.