Theo luật công chứng mới năm 2014, hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015 thì chỉ thêm và bổ sung trách nhiệm bản dịch công chứng đối với Công chứng viên mà thôi hoặc chỉ nói đến Cộng tác viên chịu trách nhiệm đối với công chứng viên mà thôi, trong khi trách nhiệm Cộng tác viên dịch thuật với Phòng tư pháp thì không đề cập đến.
Thật vậy, theo khoản 1, điều 61 của Luật công chứng 2014: “….Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện”
Trong khi trách nhiệm bản dịch công chứng trường hợp do Cộng tác viên dịch thuật ký với các phòng tư pháp thực hiện là 100% trách nhiệm này rơi vào công chứng viên. Tại sao vậy? Vì phòng tư pháp chỉ xác nhận chứng thực chữ ký của biên dịch mà thôi, trong khi biên dịch cam đoan là dịch chính xác văn bản từ bản gốc tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và ngược lại.
Điều này là hiển nhiên từ trước cho đến nay, và điều này không những đúng đối với phòng tư pháp mà còn đối với các lãnh sự quán, đại sứ quán ở bất kỳ quốc gia nào, họ chỉ chứng thực chữ ký của người ký lên văn bản mà thôi, chứ họ không chịu trách nhiệm gì liên quan đến nội dung chứng thực, kể cả chứng thực bản dịch.
Kết luận: Công tác viên dịch thuật với Phòng tư pháp chịu trách nhiệm tính chính xác nội dung bản dịch, trong khi phòng tư pháp thì chỉ chứng thực chữ ký biên dịch mà thôi.