Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh. Đây là dạng thủ tục đăng ký hộ tịch nhằm giúp định danh, xác định xuất xứ của 1 cá nhân, bắt đầu thừa nhận sự xuất hiện của 1 công dân mới trong 1 quốc gia. Vậy bản sao giấy khai sinh có công chứng được không?
Ở đây chúng ta cần tìm hiểu thế nào là bản sao giấy khai sinh?
Bản sao giấy khai sinh theo quy định tại điều 2, điều 4 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì bản sao giấy khai sinh được chia làm 2 dạng:
Dạng 1: Bản sao giấy khai sinh từ sổ gốc
Bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc là bản sao được cấp từ sổ gốc, do cơ quan đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao, có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.
Dạng 2: Bản sao giấy khai sinh có chứng thực (dạng chứng thực bản sao từ bản chính)
Bản sao giấy khai sinh có chứng thực là bản sao do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Như vậy, việc cấp giấy khai sinh và cấp bản sao giấy khai sinh ở cả 2 dạng đều do cơ quan có thẩm quyền thực hiện và đều dựa trên căn cứ pháp lý nhất định (từ sổ gốc hay chứng thực bản sao từ bản chính). Do đó, bản sao giấy khai sinh được công chứng.
Điều kiện công chứng bản sao giấy khai sinh
Để thực hiện việc công chứng bản sao giấy khai sinh thì cần đảm bảo các điều kiện sau:
– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao giấy khai sinh từ bản gốc.
– Bản sao không có thời hạn sử dụng;
Xem thêm:
Các công ty dịch thuật có uy tín tại TPHCM