Home Kiến thức CÔNG CHỨNG Thông tư 01/2020/TT-BTP ban hành quy định mới về chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch

Thông tư 01/2020/TT-BTP ban hành quy định mới về chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch

Ngày 03/03/2020 vừa qua, Bộ Tư Pháp vừa ban hành Thông tư 01/2020/TT-BTP hướng dẫn Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Thông tư này đã quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký; phê duyệt danh sách cộng tác viên dịch thuật; chứng thực hợp đồng, giao dịch và thẩm quyền chứng thực tại các huyện đảo.

Thông tư số 01/2020/TT-BTP về cấp bản sao từ bản gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký

Cơ sở ban hành Thông tư 01/2020/TT-BTP

Thông tư 01/2020/TT-BTP được ban hàng dựa trên các cơ sở pháp lý sau:

– Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

– Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

Những vấn đề được đề cập trong Thông tư 01/2020/TT-BTP

Thông tư 01/2020/TT-BTP gồm 6 chương và 25 điều, cụ thể:

– Chương I: những quy định chung gồm 9 điều với các nội dung sau: Phạm vi điều chỉnh; Giải quyết yêu cầu chứng thực; Ban hành và sử dụng mẫu lời chứng chứng thực; Cách ghi số chứng thực; Lưu trữ giấy tờ, văn bản khi chứng thực chữ ký, chứng thực chữ ký người dịch; Về yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với một số giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp; Giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản đã được chứng thực không đúng quy định pháp luật; Trách nhiệm khi tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông; Trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực.

– Chương II: chứng thực bản sao từ bản chính, gồm 2 điều với các nội dung: Bản sao từ bản chính; Trách nhiệm của người thực hiện chứng thực, người tiếp nhận hồ sơ khi chứng thực bản sao từ bản chính

– Chương III: Chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản, gồm 4 điều với các nội dung: Chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài; Cách thức chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản; Chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP; Chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân;

– Chương IV: chứng thực chữ ký người dịch, gồm 4 điều với các nội dung:Tiêu chuẩn người dịch và ngôn ngữ phổ biến; Chứng thực chữ ký người dịch không phải là cộng tác viên của Phòng Tư pháp; Phê duyệt danh sách cộng tác viên dịch thuật; Đăng ký lại chữ ký mẫu;

– Chương V: Chứng thực hợp đồng, giao dịch, gồm 4 điều với các nội dung sau: Chứng thực hợp đồng, giao dịch tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; Trách nhiệm của cơ quan thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch; Người phiên dịch và người làm chứng trong chứng thực hợp đồng, giao dịch; Thủ tục chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch;

– Chương VI: Điều khoản thi hành, gồm 2 điều với các nội dung: Thẩm quyền chứng thực tại các huyện đảo; Hiệu lực thi hành.

Xem toàn văn Thông tư 01/2020/TT-BTP

Để xem chi tiết Thông tư 01/2020/TT-BTP, bạn hãy click vào các đường link dưới đây:

https://dichthuat.org/thong-tu-so-01-2020-tt-btp-ve-cap-ban-sao-tu-ban-goc-chung-thuc-ban-sao-tu-ban-chinh-chung-thuc-chu-ky/

Quy định mới về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch theo Thông tư 01/2020/TT-BTP sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/4/2020. Kể từ khi Thông tư này có hiệu lực thì Thông tư số 20/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp sẽ hết hiệu lực áp dụng.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *