Home Từ đúng từ sai Transfer Pricing (định giá chuyển giao nội bộ) (Song ngữ)

Transfer Pricing (định giá chuyển giao nội bộ) (Song ngữ)

Đây là bài viết sưu tầm, giúp biên dịch trao dồi về định giá chuyển nội bộ, mình đọc qua thấy hữu ích, đây là bài sưu tầm

Bài sưu tầm 1 về transfer pricing (định giá chuyển giao nội bộ)

Transfer pricing Định giá chuyển giao nội bộ
Today, most production processes cross national borders. As we can see, a cell phone assembled in one country may contain parts produced in several other countries. When such an international supply chain belongs to one corporation, the issue of transfer pricing arises. “Transfer pricing” refers to the price at which subsidiaries of a single company “sell” goods or services to each other. The practice affects not only the performance of subsidiaries but also national tax revenues. Ngày nay, phần lớn các quy trình sản xuất đi qua nhiều nước. Chúng ta có thể thấy một điện thoại di động được lắp ráp ở một nước với linh kiện sản xuất từ nhiều nước khác. Khi một công ty sở hữu dây chuyền sản xuất quốc tế như vậy thì sẽ xảy ra vấn đề định giá nội bộ. Đây là giá mà các chi nhánh trong cùng một công ty “bán” hàng hóa hay dịch vụ cho nhau. Việc định giá nội bộ không chỉ tác động lên kết quả hoạt động của chi nhánh mà còn lên ngân sách quốc gia.
Transfer prices can be based on market price, cost, or determined by negotiation. Oftentimes, however, minimizing tax liabilities is a central factor. For example, if corporate income tax rates in Taiwan and Malaysia are 20% and 40% respectively, a company’s Taiwanese subsidiary can overcharge its Malaysian subsidiary for goods or services transferred. If the overcharge amount is $100,000, the profit reported in Taiwan is increased by $100,000 and the tax paid to the Taiwanese government is increased by $20,000. At the same time, the profit reported in Malaysia is reduced by $100,000 and the tax paid to the Malaysian government is reduced by $40,000. Over all, the company realizes a $20,000 tax savings. Giá nội bộ có thể dựa trên cơ sở thị trường, chi phí, hay qua thương lượng. Tuy nhiên, thường yếu tố quyết định vẫn là giảm thiểu số thuế công ty phải nộp. Ví dụ, nếu thuế thu nhập công ty ở Đài Loan là 20% và Malaysia là 40%, thì chi nhánh ở Đài Loan của một công ty có thể tăng giá chuyển giao hàng hóa và dịch vụ cho chi nhánh ở Malaysia. Nếu khoản nâng giá là 100.000 đô-la, thì lợi nhuận báo cáo ở Đài Loan sẽ tăng 100.000 đô-la và thuế nộp cho chính phủ nước này tăng thêm 20.000 đô-la. Đồng thời, lợi nhuận báo cáo ở Malaysia bị giảm đi 100.000 đô-la, và số thuế phải đóng ở đây giảm 40.000 đô-la. Tóm lại, công ty tiết kiệm được 20.000 đô-la tiền thuế.
Governments find it difficult to control transfer pricing. In 1993, Nissan was fined $170 million by the United States for “unreasonably inflated” transfer prices of automobiles imported from Japan. Japan retaliated by fining Coca-Cola $150 million for “overcharging” its Japanese subsidiary on inputs imported from the US. Các chính phủ không dễ kiểm soát được việc định giá nội bộ. Năm 1993, công ty Nissan bị chính phủ Mỹ phạt 170 triệu đô-la vì đã “nâng giá một cách vô lý” ô-tô nhập khẩu từ Nhật. Nhật đã trả đũa bằng cách phạt hãng Coca-Cola 150 triệu đô-la vì tính giá “quá đáng” các nguyên liệu nhập khẩu từ Mỹ cho chi nhánh ở Nhật.
One might conclude that the low tax rates employed by many developing countries would help the governments boosting tax revenues, since multinationals would attribute as much profits as possible to their operations in those countries. Unfortunately in reality this is not always the case. The next article will examine how developing countries often find themselves losers in the transfer pricing game. Có người cho rằng thuế suất thấp ở nhiều nước đang phát triển sẽ làm tăng số thu thuế của chính phủ các nước này, vì các công ty đa quốc gia sẽ muốn chuyển càng nhiều lợi nhuận càng tốt sang những chi nhánh ở đó. Đáng tiếc là thực tế không phải luôn như vậy. Bài viết kế tiếp sẽ phân tích vì sao các nước đang phát triển thường là kẻ thua thiệt trong cuộc chơi định giá nội bộ.

fetp.edu.vn

—————————————–

Bài sưu tầm 2 về transfer pricing (định giá chuyển giao nội bộ)

Dưới đây cũng là bài sưu tầm khác, để biên dịch có thể hiểu sâu hơn về định giá chuyển nội bộ (transfer pricing) và giá nội bộ (transfer prices)

Transfer pricing là gì?

Định giá chuyển nội bộ (Transfer Pricing):

Việc định giá không chỉ áp dụng đối với các sản phẩm bán cho khách hàng độc lập, mà nó còn thực hiện đối với các sản phẩm được chuyển cho các công ty con hoặc ban điều hành ở nước ngoài, nơi mà nhà xuất khẩu có một phần sở hữu. Như vậy, việc định giá sản phẩm được cung cấp cho các công ty mà nhà xuất khẩu có quyền sở hữu toàn phần hoặc một phần đối với các công ty đó, được gọi là giá chuyển nội bộ (Transfer Prices). Chính sách định giá chuyển nội bộ quốc tế về nghĩa rộng thì nó cũng giống như chính sách định giá chuyển nội bộ trong nước. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ thì người ta nhận thấy rằng các chi tiết trong việc định giá chuyển giao quốc tế phức tạp hơn nhiều đối với trong nước và tiến trình ra quyết định cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố quan trọng.

1. Phân quyền và các trung tâm lợi nhuận (Decentralization and Profit Centers)

Trước hết cần phải làm rõ nhu cầu của việc định giá chuyển giao chỉ xuất hiện khi công ty phân cấp quản lý, giao quyền hạn và trách nhiệm làm cho mỗi đơn vị phải hạch toán về lợi nhuận từ kết quả hoạt động kinh doanh. Những lý do phân quyền như vậy có thể do yêu cầu của luật pháp hoặc công tác quản lý. Các luật lệ liên quan đến các tổ chức của công ty, thuế khóa và các vấn đề khác cần được thực hiện đối với đơn vị cơ sở , các phòng ban của công ty trong việc được phân công hoạt động một cách độc lập. Theo các điều kiện như vậy, các chứng từ về tài chính của đơn vị phải được giữ y như của công ty xuất khẩu. Công ty như là một trung tâm lợi nhuận. Nếu không vì lý do đó thì việc định giá chuyển nội bộ để đáp ứng theo yêu cầu của các cơ quan thuế trong nước và ngoài nước.

Thực ra, việc định giá chuyển nội bộ được xem xét chủ yếu như là một phương tiện để kiểm tra việc thực hiện của các phòng ban và điều phối các dòng lợi nhuận và tiền bạc đối với các công ty con ở nước ngoài. Tuy nhiên, có một bằng chứng vững chắc rằng việc định giá chuyển nội bộ kể cả việc định giá chuyển nội bộ ra nước ngoài có thể được áp dụng cho quyết định tiếp thị. Ðịnh giá chuyển nội bộ có tầm quan trọng lớn cho việc giúp các giám đốc tiếp thị đạt được các mục tiêu chiến lược trong việc làm thay đổi môi trường quốc tế.

2. Ðịnh giá chuyển nội bộ đối với các vệ tinh ở nước ngoài mà công ty sở hữu hoàn toàn (Transfer Pricing to Wholly owned Foreign Subsidiaries)

Ðối với các vệ tinh công ty xuất khẩu sở hữu hoàn toàn thì các yếu tố như khoảng cách địa lý, chi phí thông tin liên lạc và sự phân quyền đối với từng cấp địa phương làm phức tạp quá trình định giá chuyển nội bộ xuất khẩu và hàng loạt phức tạp do thuế quan, quy định của chính phủ cũng ảnh hưởng đến sự quyết định. Vì các điều kiện thị trường và cạnh tranh rất khác nhau giữa các nước, thật là khó khăn để phát triển một chính sách có thể áp dụng một cách đồng nhất.

Trong trường hợp nơi mà công ty sở hữu 100% thì công ty có toàn quyền để quyết định ai sẽ kiểm tra việc thiết lập giá chuyển nội bộ, VD: Ban Giám Ðốc công ty, các đơn vị bán hàng, các đối thủ cạnh tranh (bằng giá thị trường ) đơn vị mua hàng hoặc một sự kết hợp nào đó. Nhân tố quyết định ai sẽ định giá chuyển nội bộ và phương pháp được áp dụng lệthuộc một phần nào các yêu cầu của công ty đối với chi phí và thông tin về lợi nhuận.

Một cách tiêu biểu, thông tin này được sử dụng cho các quyết định để làm hay mua. Việc ra quyết định cho giá cả của sản phẩm cuối cùng, quyết định thêm vào hay rút đi các sản phẩm, và quyết định cho kinh phí của chi phí đầu tư.

Vấn đề định giá chuyển nội bộ có hai phạm vi:

(1) Nên được định như thế nào.

(2) Ai sẽ định giá chuyển nội bộ.

Những câu hỏi này có sự liên quan với nhau vì bất cứ ai định giá sẽ có một ảnh hưởng nhất định đến sự quyết định những yếu tố của nó để cân nhắc và có trọng lượng tương đối để đưa ra cho mỗi yếu tố.

a. Giá chuyển nội bộ nên được định như thế nào? (How should transfer prices to be set?)

Một số phương pháp định giá chuyển nội bộ đã được thử và kiểm tra bởi các công ty có các quy mô và dãy sản phẩm khác nhau. Ngoài kinh nghiệm này còn có một số hướng dẫn. Tuy nhiên, vẫn chưa có một sự thống nhất chung là phương pháp định gía nào là tốt nhất, không có phương pháp nào là tốt nhất cho mọi hoàn cảnh vì phương pháp tốt nhất cho một công ty tùy thuộc vào các đặc điểm của công ty và mục đích của giá cả được chuyển đi. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá chuyển nội bộ rơi vào ba loại tổng quát sau:

· Giá thị trường cạnh tranh kể cả giá danh sách và giá mua của đối thủ cạnh tranh.

· Chi phí: bao gồm chi phí sản xuất, chi phí bộ máy phân phối, thuế quan trong và ngoài nước và thuế thu nhập của công ty.

· Hạn chế về luật pháp: bao gồm các chính sách chính trị, việc kiểm tra của chính phủ và các luât nước ngoài chống lại các việc thực hành như sự phân biệt giá và phá giá.

Ðặc biệt hơn nữa, một sự nghiên cứu ở các tổng công ty đa quốc gia của Mỹ đã chỉ ra rằng các điều kiện thị trường và sự cạnh tranh ở nước ngoài là hai nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đối với giá chuyển nội bộ cho xuất khẩu. Nếu mục đích của việc định giá chuyển nội bộ là để cung cấp các dữ kiện về lợi nhuận như vậy nó là sự cần thiết để có thể xác định được tình hình lợi nhuận một cách chính xác. Những quyết định như vậy phải được thực hiện trên cơ sở các tỷ lệ được chọn lựa để thu hồi lợi nhuận từ sự đầu tư. Tuy ngắn hạn cũng như dài hạn chi phí cơ hội cũng phải được xem xét. Như vậy, cơ sở của việc xem xét này nên đặt giá chuyển nội bộ trên giá thị trường cạnh tranh hoặc sự phỏng đoán tốt nhất về giá thị trường và yêu cầu đơn vị mua hàng phải mua với giá nội bộ. Theo chính sách này, nếu đơn vị bán hàng có chi phí quá cao, lợi nhuận của nó sẽ chịu đựng và việc quản lý của phân bộ sẽ nhanh chóng điều chỉnh tình hình hoặc phải đương đầu với Ban quản trị công ty với một hồ sơ lợi nhuận quá yếu kém.

Nếu mục đích của giá chuyển nội bộ là để giúp Ban quản trị trong việc định giá sàn hoặc giá của các sản phẩm cuối cùng hoặc giả như mục đích là để chuyển dịch lợi nhuận cho một Ban điều hành ở nước ngoài, việc sử dụng chi phí đáng được thực hiện như là một phương tiện mang tính quyết định đối với giá chuyển nội bộ. Có những quan niệm về chi phí có liên quan khác nhau để xem xét. Trong ngắn hạn chi phí biên tế có thể là một sự liên quan tối thiểu. Vì mỗi số lượng chi phí vượt quá như vậy sẽ tạo ra ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thuần. Về dài hạn, chi phí đầy đủ hoặc chi phí chuẩn có thể gần hơn với sự tối thiểu lý tưởng nó sẽ giúp Ban quản trị quyết định nên hay không nên nguồn lực của công ty được sử dụng để tạo lợi nhuận tối đa và nếu không, để điều chỉnh tình hình.

Theo quan điểm của các viên chức quan thuế nước ngoài (nhằm mục đích định giá hàng hóa và áp giá thuế quan) cũng rất quan trọng. Ðể giảm thiểu tối đa thuế quan, thường nên xem xét cách định giá càng sát với chi phí càng tốt. Tuy nhiên ở một số nước đòi hỏi việc định thuế quan là “Giá thị trường công bằng” hoặc có quan niệm về giá cả liên quan đến giá thị trường của danh mục hàng hóa ở quốc gia xuất khẩu.

Các quy định về thuế của nước ngoài và trong nước và sự bắt buộc của họ cũng ảnh hưởng đến chi phí như là những nền tảng của giá cả. Tỷ lệ thuế khác nhau giữa các nước, khi thuế thu nhập công ty ở nước nhà cao hơn tỷ lệ thuế ở nước mà công ty con đang đóng, phương pháp thực hiện là định giá chuyển đi sát với chi phí theo mức được phép. Tuy nhiên, cơ quan thuế lợi tức có thể chống đối việc sử dụng thuế như là một tiêu chuẩn cho việc định giá chuyển nội bộ. Vả lại, luật chống phá giá được áp dụng chỉ hạn chế sự tự do của người bán trong việc định giá dựa trên chi phí.

Việc định giá chuyển nội bộ cộng thêm chi phí có nhiều nhược điểm là không thể định giá để đảm bảo lợi nhuận tối đa, nếu nó là mục tiêu. Giá cả được định theo cách này có thể không tạo ra sự khuyến khích một cách đầy đủ đối với bộ phận sản xuất để chi phí giảm thiểu tối đa. Tuy nhiên, chi phí tiêu chuẩn có thể được thỏa mãn như là một cơ sở cho giá cả chuyển nội bộ cộng thêm chi phí nếu tiêu chuẩn là chính xác.

Phương pháp định giá chuyển nội bộ sử dụng cả giá chi phí và giá thị trường cạnh tranh có thể cho phép hoàn hảo các mục tiêu mong ước không phải gánh chịu những nhược điểm mà mỗi phương pháp được áp dụng riêng lẻ. VD: một hệ thống có thể được xây dựng nơi đó giá chuyển nội bộ thì định giá ở chi phí, nhưng đơn vị bán hàng thì được hưởng tín dụng với một phần trăm nhất định của lợi nhuận thuần kết quả từ mọi tiến trình xa hơn và sự bán hàng sau cùng. Một hệ thống như vậy có thể được áp dụng để giảm thiểu thuế và thuế quan ở cùng một lúc tạo ra các dữ liệu lợi nhuận.

Có một sự cần thiết là phải có một mức độ linh hoạt trong quá trình thành lập giá chuyển nội bộ được duy trì. Nếu sự linh hoạt được duy trì và nếu lợi nhuận của đơn vị bán và mua hàng cũng như toàn thể công ty đáng được xem xét. Một hệ thống thương lượng hay trả giá là cần thiết.

Việc thương lượng cũng có một số nhược điểm. Việc thảo luận có thể kéo dài và chán nản. Các sự thương lượng này có thể tạo ra sự cải vả mất đoàn kết giữa các phòng ban. Mặc dù sự thương lượng và thỏa thuận phải được xem xét trong một thời hạn, lượng thời gian bỏ ra cho sự thương lượng có thể bị giữ trong những giới hạn chấp nhận được. Có lẽ, nhược điểm lớn nhất của việc thương lượng, ở một phương diện khác là xảy ra sự tranh chấp khiếu nại. Nếu việc khiếu nại được giải quyết trên cơ sở bởi sức mạnh cá nhân hoặc vị thế quyền lực ở trong công ty, mối quan hệ nội bộ, hợp tác lành mạnh của công ty có thể bị hủy diệt. Nếu giá chuyển nội bộ được áp đặt trên các nhà quản trị, có cũng có thể làm cản ngại sự trưởng thành về lợi ích vật chất và tinh thần.

Ðiều đáng được mong ước của mỗi hệ thống định giá chuyển nội bộ có liên quan đến các đặc điểm của công ty và các sản phẩm mà công ty bán. Một công ty tương đối nhỏ với chỉ vài đơn vị điều hành ở nước ngoài, việc thu nhận thêm nhân viên bởi các nhà quản lý, người này biết rất rành về những người khác thường có thể điều hành khá linh hoạt hơn là ở công ty lớn. Quy mô của công ty cũng liên quan đến một số và kiểu sản phẩm ở trong hệ sản phẩm của công ty. Vì giá chuyển nội bộ của các sán phẩm khác nhau có thể nên được định bởi các phương pháp khác nhau. Tình hình này các công ty lớn phải đối đầu một cách phức tạp.

Có một tác giả, công nhận tình hình này, cách đây đã lâu, đã giới thiệu các phương pháp định giá chuyển nội bộ được thiết lập bằng cách phân loại sản phẩm thành ba nhóm:

1.Loại A: gồm những sản phẩm mà có lẽ nó chưa từng được sản xuất bởi các nhà cung cấp bên ngoài công ty bởi vì sản phẩm không sẵn có, sự bí mật được giữ hoặc chất lượng được duy trì vì nó chỉ được sản xuất trong nội bộ công ty.

2.Loại B: gồm những sản phẩm từ khi đặt hàng đến khi sản xuất phải mất một thời gian dài và đòi hỏi một chi phí đầu tư đáng kể. VD: sản xuất các bộ phận của xe auto hoặc xe gắn máy.

3. Loại C: bao gồm những sản phẩm mà người sản xuất có thể thay đổi trong một thời gian ngắn.

Tác giả này tiếp tục giới thiệu rằng:

1. Giá chuyển nội bộ cho sản phẩm loại A nên đặt ở mức độ cạnh tranh dài hạn, ngay cả một sự phỏng chừng tương đối cho loại giá cả như vậy có thể được thực hiện.

2. Giá chuyển nội bộ cho sản phẩm loại B nên đặt ở mức cạnh tranh dài hạn và được điều chỉnh cho ngắn hạn bất thường.

3.Việc định giá chuyển nội bộ cho sản phẩm loại C nên được đặt ở mức cạnh tranh hiện hành.

Nói chung, hầu hết các người có thẩm quyền về việc định giá chuyển nội bộ cảm thấy rằng nếu tài liệu lợi nhuận từ các trung tâm lợi nhuận được sử dụng để hoàn thiện các mục tiêu quản lý, chính sách định giá phải nhắm đến việc định giá cả chuyển nội bộ cạnh tranh là luật thuế. Một lý do khác cho việc sử dụng giá cả chuyển nội bộ cạnh tranh là luật thuế thường được đặt ra để ngăn chặn việc di chuyển quyền tài phán vì lợi tức trong số các đơn vị dựa thế của công ty để trốn thuế. Một cuộc kiểm tra quan trọng dường như việc giá chuyển nội bộ thì hợp lý hơn thay vì tài phán. Một trong những bằng chứng mạnh mẽ nhất rằng giá cả thì công bằng và hợp lý là giá không chỉ dựa vào giá thị trường mà nó được thiết lập liên quan đến mối quan hệ ở chiều dài của những cánh tay, yêu cầu chiều dài của những cánh tay cũng là một lập luận mạnh mẽ ủng hộ việc cho phép giá cả được thiết lập bởi sự trả giá giữa các đơn vị mua bán với đơn vị mua có toàn quyền mua bên ngoài nếu họ muốn.

Vì giá cả cạnh tranh có thể khác nhau giữa các thị trường một công ty lấy giá chuyển nội bộ dựa trên cơ sở các điều kiện cạnh tranh ở mỗi thị trường có thể phải đặt nhiều giá khác nhau cho mỗi thị trường. Một cách tâp hợp định giá như vậy không chỉ phức tạp tốn kém đối với nhà quản lý mà sự bất hòa có thể xuất hiện giữa các đơn vị của công ty. Vả lại, cơ quan thuế lợi tức trong nước và ngoài nước có thể chống đối nếu họ cảm thấy rằng giá chuyển nội bộ khác nhau có thể tạo ra sự di chuyển lợi nhuận từ một nước này sang một nước khác và do đó ảnh hưởng đến lợi tức chịu thuế.

Một cuộc kiểm tra gọi là mục đích kinh doanh yêu cầu rằng nơi đó có mục đích quản trị chứng minh được cho việc áp dụng một phương pháp riêng cho việc định giá chuyển nội bộ. Nơi nào có những phương pháp khác nhau nhưng thỏa mãn cân bằng của việc định giá chuyển nội bộ có sẵn, xí nghiệp kinh doanh không bị ngăn ngừa từ sự chọn lựa phương pháp mà đối với họ có lợi về thuế. Tuy nhiên, nói chung, mục đích kinh doanh phải tối cao. Như vậy, dường như phương pháp định giá chuyển nội bộ sẽ được chính phủ chấp nhận nếu phương pháp này đáp ứng được chiều dài của những cánh tay hoặc kiểm tra mục đích kinh doanh và không phải là mục đích tránh thuế.

b. Ai sẽ định giá chuyển nội bộ (Who should set transfer prices?)

Quyền lực định giá chuyển nội bộ có thể được duy trì bởi Ban quản lý công ty hoặc đại biểu đối với đơn vị mua hoặc đơn vị bán. Một sự thỏa hiệp có thể cho phép đơn vị bán định giá nhưng cũng cho phép đơn vị mua mua ngoài nếu họ muốn. Hoặc Ban quản lý có thể để cho các bộ phận bán và mua nên thương lượng với nhau về giá chuyển nội bộ. Khi điều này là một chính sách Ban quản lý công ty chỉ tham gia vào các cuộc thương lượng khi có sự tranh chấp xảy ra.

3. Việc định giá chuyển nội bộ đối với các xí nghiệp mà công ty có một phần sở hữu (Transfer pricing to partially owned foreign enterprices)

Tương đối phổ biến cho các công ty có một phần quyền lợi ở việc điều hành nước ngoài trong việc đối tác với công ty ở nước ngoài hoặc xí nghiệp khác đóng cùng quốc gia nhà. Khi việc nắm giữ quyền lợi một phần hoặc trong trường hợp liên doanh, người bán không thể độc quyền giá cả đối với việc chuyển giá nội bộ. Bản chất độc lập của nguời mua yêu cầu giá cả phải được định theo quyền lợi của các chủ sở hữu khác hoặc các đối tác trong liên doanh.

Việc định giá chuyển nội bộ đối với ban điều hành ở nước ngoài mà công ty không sở hữu hoàn toàn liên quan đến một số sự xem xét thêm, mà sự xem xét này có liên quan đến việc định giá cho các công ty con mà nhà xuất khẩu sở hữu hoàn toàn. Có rất ít lý do để định giá chuyển nội bộ càng sát với chi phí càng tốt bởi vì sự chuyển dịch lợi nhuận ra nước ngoài có nghĩa là đối tác sẽ chia xẻ trong đó. Tương tự, cũng không hợp lý nếu việc chuyển đi được thực hiện ở nước ngoài cao hơn giá thị trường có cạnh tranh. Trong thực tế, ở đó có thể có một phần áp lực của đối tác nước ngoài để giá chuyển nội bộ phải thấp hơn giá thị trường bên ngoài.

Tiến trình định giá chuyển nội bộ trong hoàn cảnh như vậy thì giống như tiến trình định giá đối với đối tác thứ ba. Cách thực hành thông thường thì dường như giống cuộc đàm phán chiều dài của cánh tay với điều kiện người mua có toàn quyền mua bên ngoài.

Tuy nhiên, nếu liên doanh được thành lập cho một mục đích đặc biệt, có lẽ để sản xuất một số sản phẩm không có sẵn ở đâu đó, giá chuyển nội bộ có thể được định trên cơ sở các yếu tố thêm vào và sẵn sàng để thảo luận. VD: mục đích của liên doanh là được thâm nhập bởi hai bên. Như vậy, mọi lợi nhuận mà xí nghiệp thu được sẽ được chia là, hai phần tương đương cho hai cổ đông hoặc giữ lại cho hoạt động kinh doanh. Hoặc mỗi bên đều nhận được 50% sản phẩm sản xuất ra, cả hai xí nghiệp đều có lợi tương đương với nhau.Theo những điều kiện như vậy, cách điều hành hay nhất đối với nhà máy là lấy cơ sở điểm hòa vốn. Giá cả được tính cho hai khách hàng của nhà mày có thể tính cao một cách vừa phải để bù đắp chi phí. Tuy nhiên, nếu một trong hai đối tác nhận phần nhiều hơn của sản phẩm của liên doanh, đối tác này sẽ hưởng lợi nhiều hơn đối tác kia.

Nếu sản phẩm của liên doanh yêu cầu các bộ phận được sản xuất bởi một trong các đối tác, tình hình trở nên phức tạp hơn nhiều. Nói chung, theo hoàn cảnh này, đối tác bán bộ phận cho liên doanh rất muốn định giá cao, đối tác kia muốn định giá thấp.

Không có sự hướng dẫn chung để hướng dẫn các bên trong việc định giá chuyển nội bộ trong một tình hình như vậy. Việc thực hành thông thường đối với các bên trong bối cảnh của một liên doanh như vậy là:

· Tính số lượng bộ phận được cung cấp bởi một hoặc cả hai bên.

· Phỏng chừng phần sản lượng của liên doanh để chia cho mỗi bên.

· Xem xét đến các yếu tố thuế quan và thuế.

· Ðàm phán một hợp đồng có nội dung theo một công thức cụ thể cho việc tính toán giá chuyển nội bộ.

Nguồn: Quantri.vn (Biên tập và hệ thống hóa)

2.4/5 - (59 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *