Xin visa nhập cảnh cho chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam vô cùng phức tạp, bởi thủ tục bị rằng buộc bởi rất nhiều quy định pháp luật khác nhau, lại thường xuyên thay đổi tùy từng thời điểm, nhất là trong mùa dịch Covid-19.
Nhiều loại giấy tờ, nhiều khâu thực hiện và phải liên hệ trình qua cơ quan chức năng có thẩm quyền (Cục quản lý xuất nhập cảnh, …) khiến doanh nghiệp bảo lãnh người lao động nước ngoài (chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành, lao động kỹ thuật người nước ngoài) vô cùng hồi hộp và lo lắng; không cẩn thận sẽ bị thiệt hại về kinh tế cũng như chịu trách nhiệm về mặt pháp lý.
Làm sao để xin visa nhập cảnh cho lao động người nước ngoài hiệu quả là mối quan tâm của rất nhiều người.
Bài viết sẽ là cẩm nang vô cùng hữu ích, giúp các doanh nghiệp thuận tiện trong việc thực hiện đúng quy trình xin visa nhập cảnh cho người lao động nước ngoài, tránh được những lỗi cần thiết khi làm ảnh hưởng đến toàn bộ tiến trình bảo lãnh, xin visa nhập cảnh cho lao động người nước ngoài vào Việt Nam làm việc.
XIN VISA NHẬP CẢNH VIỆT NAM CẦN BIẾT GÌ?
Xin visa nhập cảnh cần có sự bảo lãnh của doanh nghiệp
Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam cần phải được doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam bảo lãnh.
Cơ quan, tổ chức sử dụng người nước ngoài lao động, làm việc nhưng không làm thủ tục mời, bảo lãnh cấp thị thực – visa Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Các đối tượng không được doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức bảo lãnh sẽ không được xin visa nhập cảnh Việt Nam, ngoại trừ trường hợp người nước ngoài đã có visa Việt Nam, thẻ tạm trú Việt Nam đang còn thời hạn sẽ được tự do nhập cảnh Việt Nam từ ngày 15/3/2022.
Chính sách nhập cảnh Việt Nam thay đổi tùy thời điểm
Trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát thì Việt Nam mở rộng cánh cửa, cho phép nhập cảnh với nhiều đối tượng. Song khi dịch bệnh bùng phát, Chính Phủ Việt Nam chỉ cho phép: Nhà đầu tư, Chuyên gia kỹ thuật, Lao động tay nghề cao, Nhà quản lý doanh nghiệp được nhập cảnh Việt Nam.
Tại TPHCM, ngoài 4 đối tượng trên, còn có sinh viên – học sinh và thân nhân của 4 đối tượng trên được phép nhập cảnh Việt Nam (theo thông báo số 4256/SLĐTBXH-VLATLĐ ban hành ngày 05/02/2021).
Và hiện tại Việt Nam đã khôi phục lại chính sách cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam như trước thời điểm dịch bùng phát. Đặc biệt Việt Nam khôi phục chính sách miễn thị thực cho công dân 13 quốc gia với 15 ngày trong 3 năm từ ngày 15/3/2022 đến hết ngày 14/3/2025.
Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam buộc phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế
Từ 15/3/2022, người nước ngoài xin visa nhập cảnh vào Việt Nam buộc phải tuân thủ quy định cách ly y tế mới theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam. Các trường hợp nhập cảnh trái phép, tự cách ly y tế khi bị phát hiện, hoặc lây nhiễm trong cộng đồng sẽ bị xử phạt, khởi tố trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt từ 0h00 ngày 15/5/2022, Việt Nam đã ban hành công điện số 416/CĐ-TTg về việc Tạm dừng yêu cầu phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh vào Việt Nam. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài muốn nhập cảnh Việt Nam.
Làm thủ tục xin công văn nhập cảnh Việt Nam cần cẩn thận
Thủ tục xin công văn nhập cảnh là bước tiền đề để người lao động nước ngoài được phép dán thị thực – visa tại Đại sứ quán/ cửa khẩu quốc tế.
Thủ tục xin công văn nhập cảnh trong giai đoạn giãn cách xã hội vô cùng phức tạp: phải xin công văn chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố --> xin công văn chấp thuận cho phép nhập cảnh của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam.
Và sau 15/3/2022, doanh nghiệp chỉ cần bảo lãnh xin công văn nhập cảnh cho người lao động nước ngoài tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam. Và nếu doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, sẽ bị trả về, đi lại nhiều lần để bổ sung hồ sơ rất tốn kém và mất nhiều công sức.
HỒ SƠ XIN CÔNG VĂN NHẬP CẢNH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM LÀM VIỆC
(còn được gọi là hồ sơ xin công văn duyệt visa của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh hay hồ sơ xin công văn chấp thuận cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam).
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và đến Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam để nộp hồ sơ.
-
- Hộ chiếu (sao y);
- Mẫu NA2
- Giấy phép kinh doanh(sao y);
- Mẫu NA16
- Giấy ủy quyền
- Giấy giới thiệu
Trường hợp có thân nhân đi cùng:
- Vợ của người nước ngoài phải có Giấy chứng nhận kết hôn đã được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật, công chứng;
- Con của người nước ngoài phải có giấy khai sinh/giấy chứng nhận mối quan hệ gia đình đã được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật công chứng.
(Công văn duyệt visa nhập cảnh Việt Nam – Cục QLXNC cấp)
NHỮNG KHÓ KHĂN KHI TỰ XIN CÔNG VĂN CHẤP THUẬN NHẬP CẢNH VIỆT NAM
✓ Doanh nghiệp/cơ quan, tổ chức (có tư cách pháp nhân – giấy phép đăng ký kinh doanh) lúng túng vì khai nhiều mẫu văn bản , mất nhiều thời gian theo sát quá trình xử lý hồ sơ xin visa nhập cảnh vào Việt Nam theo quy định.
✓ Liên tục sửa đổi giấy tờ, hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan chức năng;
✓ Thiếu kinh nghiệm hoặc không biết đường đi nước bước để xin công văn nhập cảnh như thế nào
✓ Gặp khó khăn khi liên hệ với Cục quản lý xuất nhập cảnh và các cơ quan có liên quan
✓ Mất nhiều thời gian di chuyển, tìm hiểu luật, thủ tục, có thể chậm tiến độ, phát sinh chi phí;
✓ Không biết làm thế nào để mẫu công văn xin visa nhập cảnh vào Việt Nam được chấp thuận;
✓ Không biết quy trình xin công văn nhập cảnh hiện tại như thế nào, vì quy định thay đổi thường xuyên (tùy từng thời điểm);
✓ Không biết làm từ đâu khi mỗi trường hợp lại yêu cầu xử lý hồ sơ khác nhau;
✓ Tỷ lệ ĐẬU hồ sơ xin visa nhập cảnh là HÊN XUI.
Vì vậy, TÌM HIỂU KỸ HỒ SƠ, THỦ TỤC LÀ ĐIỀU CẦN THIẾT. Hy vọng với bài viết này, các bạn có thêm thông tin để làm thủ tục bảo lãnh xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam được thuận lợi hơn.