Home Trình tự, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự Quy định hợp pháp hóa lãnh sự Certificate of Origin 

Quy định hợp pháp hóa lãnh sự Certificate of Origin 

Certificate of Origin – giấy chứng nhận xuất xứ(C/O) là một loại tài liệu được sử dụng trong hoạt động thương mại quốc tế, nhằm xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa. Hầu hết các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Việt, đều được cơ quan nhà nước yêu cầu xuất trình văn bản C/O này.

Giá trị pháp lý của chứng từ xuất xứ, chỉ đầy đủ khi đã được cơ quan thẩm quyền xác nhận thông qua con dấu hợp thức hóa. Với những trường hợp chưa tiến hành hợp pháp hóa lãnh sự Certificate of Origin, sẽ được yêu cầu bổ sung. Nếu không thực hiện thì sản phẩm không được lưu thông trên thị trường VN.

Tìm hiểu về bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa

Đối với một doanh nghiệp chuyên cung cấp hàng hóa xuất nhập khẩu, thì chắc hẳn chẳng còn xa lạ gì đối với Certificate of Origin và bộ chứng từ liên quan. Vì đây đều là cơ sở quan trọng để chứng minh nguồn gốc, chất lượng sản phẩm và định giá thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Nếu không chuẩn bị đầy đủ các chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa, thì quá trình vận chuyển và lưu thông trên thị trường sẽ gặp phải những khó khăn nhất định: cơ quan nhà nước từ chối cho phép nhập khẩu, chất lượng không có đảm bảo rất khó tìm được người tiêu dùng…

Trong các chứng từ xuất nhập khẩu, Certificate of Origin luôn là văn bản ưu tiên cần có. Vì đây là cơ sở áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ cơ quan nhà nước trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến việc chống phá giá, trợ giá…

hợp pháp hóa lãnh sự Certificate of Origin

Có bắt buộc hợp pháp hóa lãnh sự Certificate of Origin không?

Văn bản được cơ quan nhà nước ban hành, thường chỉ có giá trị trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia. Để một quốc gia khác cũng đồng thời công nhận giá trị của văn bản đó, thì cần thông qua hoạt động hợp pháp hóa lãnh sự.

Hợp pháp hóa lãnh sự Certificate of Origin là thủ tục xác thực thông tin do cơ quan nhà nước thực hiện nhằm kiểm tra về tính chính xác của chứng từ đó thông qua con dấu, chữ ký, chức danh được thể hiện trên văn bản.

Tóm lại, hợp thức hóa là một dạng thủ tục bắt buộc, áp dụng chung cho tất cả chứng từ xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số trường hợp được miễn trừ hợp pháp hóa như:

  • Theo điều ước quốc tế mà VN và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc được hình thành dựa trên nguyên tắc có đi có lại.
  • Được chuyển giao trực tiếp hoặc thông qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền Việt Nam và cơ quan nước ngoài.
  • Được miễn trừ theo quy định của pháp luật.
  • Cơ quan tiếp nhận không yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự Certificate of Origin và điều này hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật của Việt Nam cũng như pháp luật nước ngoài.

Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự Certificate of Origin

Thành phần hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự Certificate of Origin bạn cần chuẩn bị bao gồm:

  • Tờ khai đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu LS/HPH-2012/TK;
  • Bản chính giấy tờ tùy thân(CMND/CCCD/Hộ chiếu) đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc chuẩn bị bản sao đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính;
  • Certificate of Origin đã được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài chứng nhận lãnh sự;
  • Bản sao Certificate of Origin(đính kèm một bản chụp để lưu giữ hồ sơ);
  • Bản dịch Certificate of Origin(đính kèm một bản chụp để lưu giữ hồ sơ).

Thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự Certificate of Origin

Thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự Certificate of Origin thuộc một trong các cơ quan sau:

  • Cục Lãnh sự (Bộ ngoại giao) – tại địa chỉ: 40 Trần Phú, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội;
  • Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh – Địa chỉ: 6 Alexandre de Rhodes, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh;
  • Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán của VN đặt tại nước ngoài.

Nếu bạn cần hỗ trợ xác nhận hợp thức hóa tài liệu nước ngoài trong thời gian “gấp rút”, vui lòng gọi ngay vào số Hotline của PNVT để được tư vấn nhanh nhất!

Xem thêm:

 

4.2/5 - (16 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.