Home Trình tự, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự Phí hợp pháp hóa lãnh sự 2017, 2018, 2019, 2020 – 2023

Phí hợp pháp hóa lãnh sự 2017, 2018, 2019, 2020 – 2023

Phí hợp pháp hóa lãnh sự 2017, 2018, 2019, 2020 đều dựa trên quy định của thông tư 157/2016/TT-BTC, được ban hành ngày 24/10/2016. Vậy ai là đối tượng đóng lệ phí hợp pháp hóa lãnh sự và cơ quan nào có thẩm quyền thu phí hợp pháp hóa lãnh sự? Mức chi phí hợp pháp hóa lãnh sự được quy định cụ thể như thế nào? Trường hợp nào được miễn phí hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của nhà nước? Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu.

Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự

phí hợp pháp hóa lãnh sự

Cơ quan có thẩm quyền thu phí hợp pháp hóa lãnh sự 2017, 2018, 2019, 2020

Khi thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự (không phân biệt tài liệu trong nước hay ngoài nước), các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục phải đóng phí hợp pháp hóa lãnh sự cho Bộ Ngoại giao; cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trong trường hợp được Bộ Ngoại giao ủy quyền) theo quy định tại Thông tư 157/2016/TT-BTC.

Đối tượng nộp phí hợp pháp hóa lãnh sự

Căn cứ điều 2, thông tư 157/2016/TT-BTC thì các tổ chức, cá nhân (không phân biệt trong nước hay nước ngoài) khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, cung cấp bản sao giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật thì phải nộp phí chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự.

Quy định mức chi phí hợp pháp hóa lãnh sự 2017, 2018, 2019, 2020

Theo điều 5 thông tư 157/2016/TT-BTC mức thu phí hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự được quy định như sau:

– Phí chứng nhận lãnh sự: 30.000 (ba mươi nghìn) đồng/lần.

– Phí hợp pháp hóa lãnh sự: 30.000 (ba mươi nghìn) đồng/lần.

– Phí cấp bản sao giấy tờ, tài liệu: 5.000 (năm nghìn) đồng/lần.

Phí chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự thu bằng Đồng Việt Nam (VNĐ).

Các trường hợp được miễn phí hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam

Ngoài các trường hợp phải đóng phí thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự, Việt Nam miễn phí hợp pháp hóa lãnh sự cho các trường hợp sau:

– Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết, tham gia hoặc thỏa thuận có quy định khác thì được thực hiện theo quy định đó.

– Miễn thu phí chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài trên cơ sở quan hệ ngoại giao “theo nguyên tắc có đi có lại”.

Các nước được miễn hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam

Thông tư số 157/2016/TT-BTC quy định thu phí hợp pháp hóa lãnh sự

Bài viết đã tổng hợp tất cả lệ phí hợp pháp hóa lãnh sự / chứng nhận lãnh sự đến năm 2020. Như vậy khi nộp hồ sơ xin hợp pháp hóa lãnh sự cần chuẩn bị đủ số tiền để không phải quay về tay không. Bạn hãy bình luận bên dưới bài viết.

4.2/5 - (16 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.