Home GPLX-DICHTHUAT BẰNG LÁI XE QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM ĐƯỢC SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO?

BẰNG LÁI XE QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM ĐƯỢC SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO?

Người có bằng lái quốc tế phải mang theo giấy phép lái xe quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển thì mới có tác dụng và hợp pháp lưu thông trên lãnh thổ các nước tham gia công ước Vienna năm 1968. Còn các nước không tham gia công ước Vienna thì người điều khiển phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định tại nước sở tại.

BẰNG LÁI XE QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM ĐƯỢC SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO?

Theo Thông tư 29/2015 ngày 6/7/2015 của Bộ Giao thông vận tải về việc cấp và sử dụng bằng lái quốc tế thì các nước tham gia Công ước Giao thông đường bộ năm 1968 (Công ước Vienna 1968) được quyền cấp bằng lái quốc tế theo mẫu mã thống nhất, có thời hạn không quá ba năm kể từ ngày cấp, phù hợp với giấy phép lái xe quốc gia. Theo đó, người có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia công ước Vienna cấp khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam phải mang theo bằng lái quốc tế và giấy phép lái xe quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển, phải tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của Việt Nam.

Thông tư 29/2015 cũng khẳng định: bằng lái quốc tế do Việt Nam cấp sẽ không có giá trị sử dụng ở Việt Nam vì đã có giấy phép lái xe quốc gia. Tuy nhiên, bằng lái quốc tế do Việt Nam cấp được sử dụng ở các quốc gia tham gia Công ước Giao thông đường bộ năm 1968 (với điều kiện kèm theo Giấy phép lái xe quốc gia cấp). Đối với trường hợp người Việt Nam tham gia giao thông ở những nước chưa tham gia công ước thì người điều khiển phương tiện phải tuân thủ các quy định tại mỗi nước sở tại.

Trường hợp nào cần đổi sang giấy phép lái xe của Việt Nam?

Tại điểm g, khoản 5, điều 37, thông tư 12/2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định: Người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam, có giấy chứng minh thư ngoại giao, giấy chứng minh thư công vụ, thẻ tạm trú, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ thường trú với thời gian từ ba tháng trở lên, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam. Như vậy, những người chỉ có giấy phép lái xe quốc gia có thể đổi giấy phép lái xe của Việt Nam.

Thông tư 48/2014 của Bộ Giao thông vận tải (sửa đổi Thông tư 46/2012 của Bộ Giao thông vận tải) cũng quy định cụ thể về cấp giấy phép lái xe đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam như sau: nếu có giấy phép lái xe quốc gia phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam; Trường hợp nếu có giấy phép lái xe quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của các nước tham gia Công ước Giao thông đường bộ năm 1968 cấp, còn thời hạn sử dụng thì được lái loại xe quy định đã ghi trong giấy phép lái xe mà không phải đổi sang giấy phép lái xe Việt Nam (nhưng phải kèm theo giấy phép lái xe quốc gia cấp).

Như vậy, người không có bằng lái quốc tế mà chỉ có giấy phép lái xe quốc gia khi tham gia giao thông phải làm thêm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe của Việt Nam cấp. Giấy phép này có thời hạn và được sử dụng xe hạng tương ứng ở nước đó.

Muốn có bằng lái quốc tế, rất đơn giản, bạn cần đảm bảo những điều kiện và hồ sơ sau:

Điều kiện :

– Người nước ngoài có thời gian cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam từ 03 tháng trở lên;

– Giấy phép lái xe nước ngoài còn đủ các yếu tố cần thiết: Còn thời hạn sử dụng, hạng xe được phép điều khiển, không có biểu hiện tẩy xóa hoặc rách nát, không có sự khác biệt về nhận dạng;

– Không đổi giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài, giấy phép lái xe quốc tế.

Hồ sơ:

1. Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định (mẫu dùng cho người nước ngoài);

2. Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc và đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe;

3. Bản sao hộ chiếu (gồm phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam);

4. Bản sao chụp một trong các giấy tờ sau đây: thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam.

Để đáp ứng nhu cầu di chuyển của người nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại Việt Nam, PNVT chúng tôi thực hiện dịch vụ đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài. Hãy nhanh chóng liên hệ với công ty PNVT của chúng tôi để thực hiện đổi giấy phép lái xe nhé.

Tham khảo: Internet

5/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *