Home Kiến thức CÔNG CHỨNG Trách nhiệm bản dịch công chứng thuộc về ai theo luật công chứng hiện nay (phần 1)

Trách nhiệm bản dịch công chứng thuộc về ai theo luật công chứng hiện nay (phần 1)

Trong những bài viết trước, chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về trách nhiệm bản dịch công chứng đối với những phòng công chứng viên tư, chưa nói đến trách nhiệm này đối với những phòng công chứng nhà nước. Trong bài này chúng tôi sẽ nói đến trách nhiệm bản dịch công chứng của phòng công chứng nhà nước đến đâu và những yêu cầu đối với bản dịch công chứng.

Trách nhiệm bản dịch công chứng thuộc về ai theo luật công chứng hiện nay (phần 1)

1/ Trách nhiệm bản dịch công chứng của phòng công chứng nhà nước

Trước kia, bản dịch công chứng chỉ có thể thực hiện ở 6 phòng công chứng từ số 1- 6 tại TPHCM, giờ đây được thực hiện thêm tại các phòng công chứng, trực thuộc uỷ ban nhân dân quận.

Nói về trách nhiệm bản dịch công chứng thì chúng ta phải nhận định rõ là “KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG PHÒNG TƯ PHÁP“. Thật vậy, họ chỉ chứng nhận/xác nhận chữ ký của người dịch/biên dịch mà thôi, còn nội dung bản dịch thì không phải trách nhiệm của họ.

Điều này cũng đúng đối với các cơ quan chức năng khác như Lãnh sự quán, đại sứ quán, hay những cơ quan công khác. Điều này cũng thật nan giải khi phải xác nhận nội dung văn bản, điều này tuỳ thuộc vào tính trung thực của người dịch, trình độ chuyên môn của người dịch, khách yêu cầu / người có tên trong văn bản… Và nếu xem nội dung bản dịch thì thật ra cũng không có đủ thời gian mà xem, và một phần nữa là phải có một trình độ ngoại ngữ nhất định thì mới đối chiếu được…

Từ những khó khăn trên, chúng ta thấy được và có thể dự đoán trong tương lai trách nhiệm bản dịch công chứng của phòng công chứng nhà nước cũng sẽ không thay đổi, như Công ty dịch thuật Phú Ngọc Việt chúng tôi nêu trên đây.

2/ Những yêu cầu đối với bản dịch công chứng

trach nhiem ban dich cong chung cua phong tu phap nha nuocĐể có được một bản dịch công chứng, thì phải hội đủ 2 yếu tố:

a) Người dịch phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành ngoại ngữ cần dịch, chẳng hạn, dịch văn bản từ tiếng Việt sang tiếng Anh, thì người dịch phải là cử nhân tiếng Anh hoặc cao hơn. Ở một số quận, đòi hỏi người dịch phải đăng ký chữ ký thì mới có thể ký vào nội dung bản dịch do mình thực hiện.

b) Nếu là văn bản nước ngoài cần dịch sang tiếng Việt, thì văn bản đó phải được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự trước khi đem công chứng bản dịch, ngoại trừ một số văn bằng, bằng lái xe, bảng điểm… thì không phải thực hiện việc chứng nhận lãnh sự và hợ pháp hóa lãnh sự.

Chúng ta đều biết: i) việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự mục đích là xác nhận tính chính xác xem có phải là bản chính thực sự hay không, đó là mục đích của xác nhận; ii) chi phí phát sinh rất cao và thời gian cũng mất nhiều.

Vì vậy ở một số quận biết được điều này, với kinh nghiệm lâu năm, họ thấu hiểu được vấn đề và tuân thủ pháp luật, họ xác nhận bản dịch công chứng và được người dân thật sự hoan nghênh.

Đối với bản dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, thì văn bản tiếng Việt phải là văn bản gốc, hoặc sao y của UBND phường, quận. Văn bản này phải hội đủ: chữ ký và con dấu sống của người có thẩm quyền.

Qua bài viết này, chúng ta sẽ hiểu biết thêm về trách nhiệm bản dịch công chứng và yêu cầu để có bản dịch công chứng hợp pháp.

Quý khách có nhu cầu về dịch thuật công chứng, hãy gọi ngay chúng tôi để được tư vấn tốt nhất!

Kính chúc Quý khách vui, bình an và thành đạt!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.