Home Thuật ngữ sưu tầm Chuẩn hóa các khái niệm và cách dịch thuật những từ furniture, fitings for furniture…cho lĩnh vực xuất nhập khẩu

Chuẩn hóa các khái niệm và cách dịch thuật những từ furniture, fitings for furniture…cho lĩnh vực xuất nhập khẩu

Bài viết này mục đích để thống nhất việc dùng các thuật ngữ dịch thuật chuyên ngành xuất nhập khẩu, để từ đó phản ánh đúng đắn mặt hàng và áp mức thuế suất phù hợp cho mặt hàng xuất nhập khẩu.

Tại Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam, định nghĩa một số khái niệm còn chưa có sự thống nhất, điều này đã dẫn tới khó khăn trong việc phân loại hàng hóa.

Hải quan TP. Hồ Chí Minh thắc mắc, khái niệm “màn hình phẳng” và “màn hình dẹt” có khác nhau hay không? Nếu không khác nhau thì nên sử dụng thống nhất một cụm từ “màn hình phẳng”. Bởi hiện nay, các máy thu truyền hình (tivi) đều sử dụng công nghệ LCD, LED, PLASMA…, do đó hình dáng đều thể hiện dưới dạng “màn hình phẳng”, giữa các màn hình hiển thị và máy thu truyền hình, chỉ khác nhau ở chỗ máy thu truyền hình có gắn thêm thiết bị thu tín hiệu truyền hình.

Do vậy, các mặt hàng là tấm mạch in hoặc linh kiện điện tử khác dùng để sản xuất màn hình phẳng và máy thu truyền hình là một. Vì vậy, việc định nghĩa khác nhau sẽ khó cho việc phân loại, áp mã, dẫn đến việc tranh chấp, phân loại mã số.

Cục Hải quan Hải Phòng phản ánh, thuật ngữ “furniture” tại nhiều dòng hàng trong Danh mục được dịch chưa thống nhất. Ví dụ dòng 3926.30.00 “phụ kiện lắp vào đồ đạc trong nhà, trên thân xe (coachwork) hoặc các loại tương tự”, tên tiếng Anh là “Fitings for furniture, coachwork or the like”.

Dòng hàng 8301.30.00 “ổ khóa thuộc loại sử dụng cho đồ đạc dùng trong nhà”, tên tiếng Anh là “Locks of a kind used for furniture”, tuy nhiên, tại nhóm 83.02 thì “furniture” được dịch là “đồ đạc trong nhà”, tại nhóm 34.05 “furniture” được dịch là “đồ đạc”. Trong khi đó, theo dịch thuật tại nhóm 94.02 và nhóm 94.03 thì “furniture” được dịch là “đồ nội thất”.

--> chỉ 1 từ furniture nhưng khi dịch sang tiếng Việt lại có nhiều nghĩa khác nhau, điều này gây khó khăn cho việc áp mức thuế suất, vấn đề này được giải quyết trên cơ sở hàng hóa thực tế khi kiểm hóa mà thôi.

Thực tế, nếu chi tiết là “đồ đạc trong nhà” như tại nhóm 39.26, 83.01, 83.02 thì các loại phụ kiện dùng cho đồ đạc văn phòng thì được xếp vào mã loại khác, gây khó khăn trong phân loại chênh lệch thuế suất và chưa đúng với nguyên gốc tiếng Anh là “đồ nội thất”.

Từ camera khi dịch cũng có nhiều nghĩa khác nhau như máy quay phim, máy chụp ảnh kỹ thuật số, hoặc để nguyên không dịch

Cục Hải quan Hà Nội phản ánh, theo Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam thì mặt hàng “Máy ảnh kỹ thuật số” phân loại vào nhóm 4 số 85.25, phân nhóm 6 số 8525.80, phân nhóm 8 số 8525.80.39 “camera ghi hình ảnh- loại khác”. Như vậy, sẽ có sự bất cập do Danh mục giữ nguyên từ camera, không dịch sang tiếng Việt, gây hiểu sai về cách dịch từ này ra tiếng Việt giữa cơ quan Hải quan và DN.

Trong lĩnh vực gia công sắt thép cũng có vài chỗ làm khó hiểu điển hình như dưới đây

Có cùng vướng mắc về việc dịch các khái niệm tại Danh mục, Cục Hải quan Bà Rịa -Vũng Tàu cho biết, tại Danh mục có nhiều cụm từ khó hiểu, như mặt hàng thép thuộc Chương 72, phần mô tả hàng hóa dùng cụm từ “gia công quá mức tạo hình, gia công quá mức cán nóng, gia công quá mức cán nguội”… Theo Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu, việc mô tả như vậy khó khăn cho công tác phân loại hàng hóa vì không thể xác định được như thế nào là quá nóng, quá nguội, quá tạo hình.

Trong thời gian sắp tới, chắc chắn Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam sẽ được chuẩn hóa, và điều này đã và đang thực hiện và phải bổ sung dần thì mới mong mang lại sực tiện lợi, thống nhất giữa hải quan và doanh nghiệp.

Xem thêm Dịch tài liệu xây dựng, dịch thuật công chứng, giấy phép lao động cho người nước ngoài

4.2/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *